Nhiễm nấm Candida âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa theo chuyên gia
Nhiễm nấm Candida âm đạo là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở phụ nữ, thường gây ra bởi nấm Candida albicans. Hiện tượng này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để phòng tránh và điều trị hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp bảo vệ sức khỏe vùng kín.
Nấm Candida
Nấm Candida là một loại nấm tự nhiên thường tồn tại trong cơ thể người, đặc biệt ở những vùng như da, miệng, hệ tiêu hóa và âm đạo. Ở điều kiện bình thường, nấm tồn tại ở dạng bào tử không gây bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi và mất cân bằng môi trường sinh lýo, nấm Candida (chủ yếu là Candida albicans) sẽ phát triển và gây bệnh, dẫn đến các triệu chứng của viêm nhiễm đặc biệt là ở vùng âm đạo.
Đặc điểm của Nấm Candida
Nấm Candida chủ yếu là loài Candida albicans, nhưng cũng có thể là các loài Candida khác như Candida glabrata, Candida tropicalis. Bình thường, hệ miễn dịch của cơ thể và các vi khuẩn có lợi ở âm đạo sẽ giúp kiểm soát sự phát triển của nấm. Tuy nhiên, khi mất cân bằng, Candida dễ dàng phát triển và gây ra các triệu chứng viêm nhiễm.
Ảnh hưởng của nấm Candida tới sức khoẻ
Nhiễm nấm Candida không chỉ gây khó chịu tại vùng kín mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại các vùng khác. Khi nhiễm nấm kéo dài, cơ thể có thể xuất hiện thêm những triệu chứng như mệt mỏi, đau khi quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì việc điều trị viêm âm đạo do nấm Candida sẽ khó khăn hơn, nhất là ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Đối với phụ nữ mang thai, nhiễm nấm Candida cũng có thể gây ra biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây nhiễm nấm Candida ở âm đạo
Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến tình trạng nhiễm nấm Candida ở âm đạo, có thể kể đến như:
- Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi hormone, đặc biệt trong giai đoạn kinh nguyệt, mang thai, hoặc dùng thuốc tránh thai, có thể làm thay đổi môi trường âm đạo và tạo điều kiện cho Candida phát triển.
- Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn có lợi ở âm đạo, tạo điều kiện cho nấm Candida sinh sôi mạnh mẽ.
- Sử dụng corticoid kéo dài làm thay đổi pH âm đạo
- Bệnh lý nền: Các bệnh như tiểu đường không kiểm soát, suy giảm miễn dịch (ví dụ: HIV/AIDS) làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm nấm Candida.
- Thói quen vệ sinh không đúng cách: Việc thụt rửa âm đạo quá thường xuyên, sử dụng các sản phẩm vệ sinh không phù hợp có thể gây mất cân bằng pH và hệ vi sinh, thúc đẩy nấm phát triển.
- Mặc quần áo chật: Mặc quần lót quá chật và làm từ chất liệu không thoáng khí sẽ khiến vùng kín ẩm ướt, tạo môi trường lý tưởng cho Candida phát triển.
Dấu hiệu của nhiễm nấm Candida
Các triệu chứng của nhiễm nấm Candida ở âm đạo thường rất đặc trưng và có thể bao gồm:
- Ngứa ngáy, đau rát: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất, gây khó chịu liên tục cho người bệnh. Nấm có thể lan ra bên ngoài gây ngứa cả bên trong và bên ngoài khu vực âm đạo.
- Tiết dịch, khí hư bất thường: Dịch âm đạo đặc sệt, bám dính, có màu trắng đục, đôi khi lợn cợn giống như bã đậu, có thể có mùi hôi.
- Đau rát khi tiểu tiện: Nhiễm nấm Candida có thể khiến cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu.
- Đau khi quan hệ tình dục: Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau trong khi quan hệ.
- Sưng đỏ vùng âm đạo: Vùng kín có thể trở nên sưng tấy và đỏ, đặc biệt là khi tình trạng nhiễm nấm đã nặng.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu này, người bệnh cần tìm các phương pháp để điều trị nhanh chóng, đặc biệt là khi đã kéo dài hoặc có dấu hiệu nặng hơn, nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Các phương pháp phòng ngừa và điều trị nấm Candida hiện nay
- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa vùng kín hàng ngày bằng nước sạch hoặc dùng dung dịch vệ sinh phù hợp, tránh dùng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh chứa hương liệu.
- Chọn quần áo phù hợp: Nên mặc quần lót làm từ cotton và tránh quần áo quá chật để giữ cho vùng kín luôn khô ráo, thoáng khí.
- Hạn chế thụt rửa âm đạo: Việc này có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên của âm đạo và tăng nguy cơ nhiễm nấm.
- Dinh dưỡng cân bằng: Bổ sung các thực phẩm giàu probiotic (như sữa chua) để hỗ trợ hệ vi khuẩn có lợi cho sức khỏe âm đạo.
- Kiểm soát bệnh nền: Đối với những người mắc tiểu đường, cần kiểm soát đường huyết tốt để giảm nguy cơ nhiễm trùng nấm.
Các loại thuốc trị viêm âm đạo do nấm Candida
Điều trị nhiễm nấm Candida phụ thuộc vào mức độ và tình trạng nhiễm nấm:
- Thuốc kháng nấm dạng viên đặt: Đây là phương pháp phổ biến, thường chứa các hoạt chất như clotrimazole, miconazole hoặc fluconazole, giúp tiêu diệt nấm và giảm triệu chứng.
- Thuốc bôi ngoài: Các loại thuốc kháng nấm dạng kem có thể bôi ngoài âm đạo để giảm ngứa ngáy và khó chịu.
- Thuốc uống: Trong một số trường hợp nhiễm nấm Candida tái phát hoặc lan rộng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống kháng nấm để kiểm soát tình trạng bệnh.
- Dung dịch vệ sinh chứa Natri bicarbonat để giảm nhanh triệu chứng của viêm nhiễm
Ngoài ra, khi phát hiện sớm các triệu chứng viêm nhiễm hay các triệu chứng ở mức nhẹ đến vừa, người bệnh có thể khởi trị tại nhà với những sản phẩm an toàn lành tính chứa các thành phần kháng nấm kháng khuẩn lành tính, sử dụng tại chỗ như Acid boric, Dequalinium chloride, Povidone iodine, các ion bạc,… Hiện nay, viên đặt âm đạo Novofemi treat itch & odor suppo chứa Acid Boric và Octenidine đã chứng minh được hiệu quả trong điều trị viêm âm đạo, đem lại khả năng kháng khuẩn, kháng nấm phổ rộng, giảm nhanh các triệu chứng viêm, ngứa ngáy, khí hư mùi hôi bất thường do viêm nhiễm, đồng thời duy trì môi trường pH tự nhiên trong âm đạo.
Các thực phẩm phải kiêng khi bị nhiễm nấm Candida âm đạo
- Đường và thực phẩm ngọt
Việc ăn quá nhiều đường và đồ ngọt tạo môi trường thuận lợi cho nấm Candida phát triển mạnh hơn. Đây cũng chính là lý do mà bệnh nhân tiểu đường hay người mắc tiểu đường thai kỳ dễ bị viêm âm đạo hơn so với người khác.
- Tinh bột tinh chế: Bánh mì trắng, mì, và các loại ngũ cốc tinh chế cũng nên hạn chế vì chúng có thể chuyển hóa nhanh thành đường, góp phần nuôi dưỡng nấm.
- Rượu và thức uống có cồn: Rượu làm suy yếu hệ miễn dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Các loại thực phẩm này chứa nhiều đường, muối và chất bảo quản có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tạo điều kiện cho Candida phát triển.